18597_1318208676

nguoi-dan-hoi-an

Ma-Pi-Leng-1

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Tour Nha Trang 03 Ngày 02 Đêm

NHA TRANG BIỂN XANH

Thời gian: 03 ngày 04 đêm
Phương tiện: đi về bằng tàu

Buổi tối: Xe và Hướng dẫn viên Công ty Du lịch Gia Hy đón khách tại điểm hẹn đến Ga Sài Gòn đáp chuyến tàu đêm đến phố biển Nha Trang, Quý khách nghỉ đêm trên tàu.

Ngày 2: Nha Trang Bãi Dài (Số bữa ăn: 03 bữa)

Buổi sáng: Tàu đến ga Nha Trang, xe và hướng dẫn đưa Quý Khách về khách sạn nhận phòng, nghỉ ngơi dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng Hải Âu .
Xe và hướng dẫn đưa Quý khách tham quan và khám phá Bãi Dài, một bải biển đẹp hoang sơ nhất Miền Trung, chưa bị ô nhiễm, Quý khách tắm biển tự do tại đây, tham gia chương trình vận động biển, thưởng thức hải sản như: cua, ghẹ, ốc nhảy, dông nướng… với giá rất bình dân (Tự túc phí).
Sau đó trở về khách sạn, Quý khách nghỉ ngơi, đoàn dùng cơm trưa.
Buổi chiều: Đoàn viếng Long Sơn Tự, tham quan Hòn Chồngmột quần thể đá thiên nhiên tuyệt đẹp gắn liền với truyền thuyết Tiên giáng trần, tham quan Tháp Chàm Ponagarmột trong những di tích lịch sử và văn hoá (đã được nhà nước xếp hạng) nổi tiếng nơi đây. Tháp bà Ponagar là một quần thể tháp với lối kiến trúc độc đáo của dân tộc Chăm, được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ Cù Lao, nằm sát tả ngạn sông Cái Nha Trang.
Quý khách dùng cơm tại nhà hàng Khải Hoàn Viên, đẹp và hữu tình nhất tại phố biển Nha Trang.
Buổi tối: Quý khách tự do khám phá biển về đêm, nghỉ đêm tại Nha Trang.
Ngày 3:  Nha Trang Hòn Ngọc Việt (Số bữa ăn: 03 bữa)

 Buổi sáng: Đoàn dùng điểm sáng, tắm biển tự do, tham quan Trung tâm du lịch suối khoáng Tháp Bà. Tắm hồ bơi và thưởng thức dịch vụ“Ôn truyền thủy liệu pháp”, ngâm nước khoáng nóng, tắm bùn khoáng, phục hồi sức khoẻ (Chi phí tự túc)
Trở về khách sạn, Quý khách dùng cơm trưa.

Buổi chiều: Đoàn khởi hành đến bến tàu Vinpearl tham quan “Hòn Ngọc Việt - thiên đường của thế kỷ 21” bằng phà hoặc cáp treo vượt biển dài nhất thế giới qua Thế giới giải trí Vinpearl Land và thủy cung Vinpearl.
Chiêm ngưỡng thế giới thủy cung Vinpearl lớn nhất Đông Nam Á hiện nay với hàng trăm ngàn sinh vật biển.
Tham gia tất cả các trò chơi động cảm giác mạnh (Quay nhào lộn, đu quay ngựa gỗ, đu quay voi), các trò chơi tĩnh (Tàu lượn, đua xe, khám phá vũ trụ, trượt tuyết, lướt sóng, xe điện đụng). Đặc biệt có phòng chiếu phim 4D mới lạ, tăng thêm hiệu quả nhờ các vòi phun gió, nước để thám hiểm đại dương, các đường hầm bí hiểm hay lâu đài ma quái. Tham quan làng ẩm thực, gian hàng thủ công mỹ nghệ và phố mua sắm bằng xe Tút Tút. Qúy khách dùng cơm trưa tại nhà hàng Vinpearl sát biển, lãng mạn và thoáng mát.
07h00: Quý khách thưởng thức chương trình Nhạc nước rất độc đáo tại VinPearland.
21h00: Quý khách trở về khách sạn bằng hệ thống cáp treo, nghỉ đêm tại Nha Trang.
Ngày 4: Đầm Nha Phu – TP.HCM (Số bữa ăn: 03 bữa)

Buổi sáng: Dùng điểm tâm, HDV đưa đoàn đến Hòn Chồng.
Tàu đưa Quý khách đến Hòn Thị. Bắt đầu chương trình du ngoạn vịnh Nha Phu. Tham quan chụp hình với các chú đà điểu Châu Phi và đàn Hươu, nai trong khu rừng tự nhiên.
Sau đó đến khu du lịch Suối Hoa Lan tham quan động Lan mô phỏng rừng cây hoá thạch lung linh muôn sắc màu.
Khám phá Mê Cung Trận Đồ với đường đi lắc léo giữa rừng cây phi lao xanh thẳm.
Tắm biển, thưởng thức trái cây, rượu nhẹ, chèo xuồng ngắm cảnh Hồ Nghinh Xuân - Thuỷ Tiên và tham quan các khu sinh cảnh độc đáo đầy sáng tạo. Thưởng thức chương trình xiếc: gấu, voi… Chụp hình lưu niệm với Đà điểu Châu Phi, cưỡi voi và tham gia các dịch vụ thể thao dưới nước như: Cano, dù bay, thuyền Kayak (Chi phí tự túc).
Buổi trưa: Dùng cơm trưa tại nhà hàng. Thư giãn nghỉ ngơi trên bờ biển.
Tàu đưa Quý khách qua đảo Hòn Lao. Thưởng thức chương trình xiếc thú đặc sắc: dê, khỉ, chó... tiếp xúc với đàn khỉ tự nhiên, tham quan phong cảnh đảo, tham gia trò chơi đua xe mini (Chi phí tự túc).
Tàu đưa quý khách về cảng Đá Chồng.

Xe đưa quý khách về Nha Trang.
Buổi tối: Trở về khách sạn, Quý khách nghỉ ngơi, trả phòng, dùng party phố biển thay bữa cơm tối.
Xe và hướng dẫn đưa Quý khách đến ga Nha Trang, tạm biệt phố biển, đáp chuyến tàu đêm trở về thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc chương trình, chia tay Quý khách, hẹn ngày tái ngộ.




 Các tours khác

Những điều cần biết khi du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp là vùng đất có những cánh đồng cò bay thẳng cánh đón du khách với những cô gái thấp thoáng hái sen giữa hồ và vườn hoa Sa Đéc lung linh trong nắng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến với các bạn một số vấn đề đáng lưu ý khi đến nơi này.
Di chuyển
Đồng Tháp cách Sài Gòn 170km và cách Hà Nội 1.862km. Có thể đến Đồng Tháp bằng đường bộ hay hàng không.
Bằng phương tiện công cộng
Từ Sài Gòn, có thể mua vé xe đi Đồng Tháp tại bến xe miền Đông hay của các hãng xe uy tín trên đường Lê Hồng Phong. Giá vé dao động từ 120.000 – 200.000 đồng, tùy chất lượng xe.
Phương tiện cá nhân
Nếu khoảng cách tương đối, bạn hoàn toàn có thể phượt bằng xe máy hay xe con đến Đồng Tháp.
Nếu xuất phát ở Sài Gòn thì từ Q.6 (vòng xoay An Lạc) hay Q.7 (cao tốc Trung Lương), đều đến được QL 1A. Từ QL1A, chạy thẳng tới cầu Mỹ Thuận có ngã ba chỉ Đồng Tháp thì rẽ phải theo hướng đó, chạy khoảng 20km nữa qua thị trấn Lai Vung, gặp ngã ba lớn rẽ phải thêm 25 km nửa thì đến Cao Lãnh.
Lưu ý khi di chuyển bằng xe cá nhân là mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường bộ.

Đến vào thời điểm nào?
Sở hữu những con kênh hiền hòa, những cánh đồng bạt ngàn, hồ sen thơm ngát biến chuyển theo từng nhịp của thời gian nên Đồng Tháp mùa nào cũng đẹp.
Đặc sản Đồng Tháp
Các món nên ăn thử gồm lươn nấu trứng kiến, cá lóc nướng trui cuốn lá sen non, hủ tiếu Sa Đéc, các món ăn từ cá linh và bông điên điển, chuột đồng, chuột cống nhum Cao Lãnh, sen Tháp Mười, hạt sen hấp, thịt chim.. Các món mua về làm quà quýt hồng Lai Vung, hồng sen tửu, nhãn Châu Thành, bánh phồng Tôm Sa Giang, nem Lai Vung…
Khách sạn, nhà nghỉ
Khách sạn, nhà nghỉ tại Đồng Tháp có mức giá tương đối dễ chịu (từ 150.000 – 500.000 đồng). Một số cái tên có thể tham khảo như khách sạn Thiên An, Sông Trà, Thiên Ấn, Mộng Yến…

Địa điểm tham quan
Bạn có thể vi vu khám phá Đồng Tháp bằng xe máy hay xe con. Nhưng với đặc trưng vùng sông nước, việc lênh đênh trên những chiếc xuồng ba lá, len theo các con rạch, tham quan các địa danh, thắng cảnh mang đến cho bạn trải nghiệm thích thú và yên bình.
Các địa danh có thể khám phá khi rong ruổi trên xuồng gồm khu di tích cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Bên cạnh khu lăng mộ còn tái hiện hình ảnh ao cá và nhà sàn của Bác; khu di tích Gò Tháp kỳ vỹ với 5 di tích tiêu biểu là Gò Tháp Mười, tháp Cổ Tự, mộ và đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, gò Minh Sư, miếu Bà Chúa Sứ; Kiến trúc cổ Kiến An Cung được thiết kế theo chữ “Quốc” uy nghiêm, trang trọng; khu căn cứ Xẻo Quít hoang sơ với những cây tràm đại thụ.
Bên cạnh đó, bạn có thể khám phá các điểm du lịch sinh thái ở Đồng Tháp như vườn chim lạ mắt ở Tháp Mười; làng hoa kiểng Sa Đéc đầy hương thơm, màu sắc; các vườn cây ăn trái được đánh giá cao như xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hòa, quýt Lai Vung.

Nổi bật là Vườn Quốc gia Tràm Chim - Tam Nông, khu đất ngập nước có tầm quan trọng thứ tư của Việt Nam và là khu Ramsar thứ 2.000 của thế giới ; hay lá phổi Gáo Gồng thanh bình với chim hót, cá quẫy đuôi trong mùa khô, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng, sắc hồng của sen mênh mông giữa đất trời trong mùa nước nổi.
Bạn cũng đừng quên khám phá các địa danh như đền thờ Đốc Binh Vàng, chùa Cả Bát, tượng đài Vô tuyến điện Nam Bộ, tượng đài Giồng Thị Đam, bia tưởng niệm Bình Thành- Thanh Bình, núi Đất & Khu bảo tồn dược liệu Đồng Tháp Mười; tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, dạo chợ chiếu đêm Định Yên hay tham quan mua sắm, thưởng thức các món ngon của Đồng Tháp ở chợ đêm Sa Đéc.
Nếu muốn tắm biển, bãi tắm An Hòa hay bãi tắm Cồn Tiên là gợi ý không tồi. Tuy biển nước đục, song bạn có thể vừa ngập lặn trong biển, vừa vùng vẫy trong hương trái cây.

Mang gì khi đến Đồng Tháp?
Áo khoác, mũ, khẩu trang, kem chống nắng khi đến vào mùa nắng. Dụng cụ đi mưa, giày dép chuyên dùng nếu đến vào mùa mưa.
Mang theo kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng cắn.
Mang theo các loại thuốc cơ bản.
Mang theo lều, túi ngủ, áo khoác nếu muốn cắm trại.
Các cung đường thường gặp:
Sài Gòn - Hà Tiên - Phú Quốc - Long xuyên - Châu Đốc
Bến Tre - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang ...
Sài Gòn - Đồng Tháp - Long Xuyên - Rạch Giá - Phú Quốc

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Những món ngon trứ danh của quê lúa Thái Bình


Thái Bình từ lâu nổi tiếng là miền quê lúa với “chị Hai năm tấn”. Nơi đây còn là quê hương của nhiều món ăn vặt, ăn chơi đặc sắc không kém.

Bánh cáy

Nếu người Hải Dương tự hào với bánh đậu xanh, Bắc Ninh có bánh phu thê, Hà Nội là bánh cốm Hàng Than, còn sản vật nông nghiệp trên miền đất lúa Thái Bình chính là bánh cáy. Nguyên liệu chính của bánh hoàn toàn sử dụng những nông sản địa phương như gạo nếp cái hoa vàng, vừng, lạc, mứt bí, gừng, gấc chín, mỡ phần, tinh dầu hoa bưởi... Đây là loại bánh tổng hòa những đặc sản nông nghiệp Thái Bình, tạo nên món ăn địa phương đặc sắc. Mỗi khi đi xa, người dân nơi đây thường mang bánh cáy làm quà biếu như một cách giới thiệu về hình ảnh vùng quê mình.
Bánh cáy Thái Bình đã có tiếng trên toàn quốc
Bánh cáy Thái Bình đã có tiếng trên toàn quốc
 
Men theo đường quốc lộ 39 tới huyện Đông Hưng, về làng Nguyên Xá chính là nơi sản sinh ra loại bánh đặc biệt này. Xưa kia, bánh cáy là sản vật được người dân làm để tiến vua. Bánh có tên khá đặc biệt. Người làng Nguyên Xá giải thích, miếng bánh có sự hòa quyện của nhiều màu trắng, vàng xen lẫn hồng giống như trứng cáy nên cái tên dân dã ấy đã ra đời.
Để làm được một tấm bánh cáy hoàn thiện phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỷ mỷ cao của người thợ. Gạo nếp cái hoa vàng được lựa chọn kỹ càng rồi chia làm hai phần. Một phần gạo đồ xôi cùng gấc chín để tạo màu hồng tươi, phần còn lại đồ cùng nước quả dành dành để có màu vàng bắt mắt. Hai loại này khi thành xôi sẽ được giã nhuyễn như bánh giày, cán mỏng, cắt lát như mứt bí rồi sấy khô. Sau đó, người thợ sẽ cho sản phẩm vào chảo mỡ lợn sôi để lát bánh thơm giòn. Mỡ lơn thái hạt lựu rồi xào ngọt đến độ trong mướt. Các nguyên liệu còn lại cũng được trộn cùng đường mía và hâm nóng tới khi dậy mùi thơm thì cho vào khuôn lót vừng. Bánh cáy thành phẩm không phơi nắng, không chất bảo quản nhưng làm đúng quy cách sẽ bảo quản được khá lâu.
Ăn miếng bánh cáy xắn mỏng nhâm nhi cùng chén trà nóng để lai rai câu chuyện giữa tiết trời hơi se lạnh, du khách càng cảm nhận được nét nồng hậu của đất và người Thái Bình. Vị béo bùi đan xen sự dẻo, giòn hòa quyện với vị chan chát của trà xanh khiến miếng bánh càng nồng đượm.

Canh cá Quỳnh Côi

Canh cá Quỳnh Côi nức danh trên miền quê lúa
Canh cá Quỳnh Côi nức danh trên miền quê lúa

Quỳnh Côi là huyện cũ của tỉnh Thái Bình, thuộc phía tây huyện Quỳnh Phụ ngày nay. Cách trung tâm thành phố Thái Bình chừng 20km, thị trấn nhỏ Quỳnh Côi nổi tiếng với món canh cá với hương vị hấp dẫn đặc biệt mà chỉ vùng đất này có được.
Gọi là canh cá nhưng đây không phải là món canh nấu chua thường xuất hiện trong các bữa cơm hằng ngày của mỗi gia đình Việt. Đây là món ăn sáng ưa thích của nhiều gia đình ở vùng quê lúa. Món ăn được làm từ những nguyên liệu rất đời thường nhưng gây ấn tượng đặc biệt bởi sự ngọt mát dễ chịu hòa quyện lẫn nhau.
Trước kia, người Quỳnh Côi chỉ dùng cá rô đồng để nấu canh cá. Đặc biệt vào thời điểm tháng 10, cá rô béo ngậy hơn so với các mùa khác. Nhưng đến nay, nhu cầu ăn của người dân tăng lên còn lượng cá rô không dồi dào như trước nên nhiều quán hàng sử dụng cả cá trắm, cá quả để thay thế.
Cá được làm sạch, lọc kỹ phần nạc và thái miếng vừa ăn. Sau đó chúng được ướp đầy đủ nước cốt nghệ, chút mắm, tiêu. Khi cá đã ngấm kỹ gia vị, người ta dùng chảo sâu lòng để rán cá vàng giòn hai mặt. Phần tưởng chừng vứt đi như xương cá cũng được tận dụng để làm chả. Thường người đầu bếp chỉ lựa phần xương mềm để xay nhuyễn cùng hành khô, ớt tươi, thì là cho tới khi mềm mịn. Sau đó chúng được thêm chút thịt và nặn thành những viên chả nhỏ xinh. Chả cá được rán vàng đều hai mặt, đảm bảo độ xốp mềm . Đầu và phần xương sống cá ninh kỹ để lấy nước dùng trong vắt. Tùy theo từng mùa, canh cá sẽ có rau ăn kèm như rau ngót, cải cúc, rau rút hay rau cần.
Đặc biệt nhất của món canh cá Quỳnh Côi chính là những sợi bánh đa được làm tại đây. Bánh được làm từ gạo xay mịn và tráng mỏng. Dù không dùng hàn the nhưng bánh vẫn đảm bảo độ dai, mềm mượt. Bát canh cá Quỳnh Côi là sự tổng hòa của nhiều hương vị kích thích vị giác: nước dùng trong vắt đậm đà, miếng cá vàng ươm giòn rụm bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo vị ngọt bùi của cá, thìa là, rau theo mùa xanh mướt kèm miếng cà chua bổ cau đỏ tươi lẫn mùi cay nhẹ của gừng, ớt.... Món ăn giản dị như chính cuộc sống đời thường bình yên của vùng đất nơi đây.

Nem chạo

Canh cá Quỳnh Côi nức danh trên miền quê lúa

Nem chạo hay còn gọi là nem sống là món ăn không thể thiếu được trong ngày giỗ hay cưới hỏi ở làng Vị Thủy, huyện Thái Thụy, Thái Bình. Chỉ những người đầu bếp có kinh nghiệm mới được tự tay chế biến để người ăn không bị đau bụng.
Khác với nem ở nhiều vùng miền trên cả nước, nem ở đây được làm từ thịt và xương sống lợn băm nhuyễn. Thịt lợn xẻ ra còn nóng hổi không dùng nước lã để rửa. Người ta lấy phần thịt mông và phần xương sống băm nhuyễn. Sau hơn 1 tiếng, thịt, xương và tủy hòa cùng nhau tạo ra độ dính, dẻo.
Nét hấp dẫn trong món nem chạo là bì luộc thái mỏng và thính gạo rang. Bì lợn được cạo sạch lông với nước sôi rồi thái nhỏ. Sau đó các nguyên liệu được trộn cùng nước mắm ngon, tỏi thái mỏng, ớt tươi, mỳ chính và thính gạo rang. Ở khâu cuối cùng, người thợ sẽ nằm nem thành từng quả nhỏ vừa đủ khéo để thịt không rơi ra ngoài.
Món ăn được dùng kèm rất nhiều tỏi tươi, ớt sống, lá sung, đinh lăng và lá ổi. Nhiều người nơi xa tới đây khi thưởng thức món ăn dân dã đã bị nghiền. Nem chạo thường xuất hiện trong dịp lễ tết hay cưới xin ở làng Vị Thủy để tăng thêm tình cảm gắn bó giữa gia đình.

Nộm sứa

Canh cá Quỳnh Côi nức danh trên miền quê lúa

Nộm sứa là món ăn dân dã quen thuộc xuất hiện ở nhiều vùng miền biển trên cả nước. Nhưng mỗi nơi, món ăn này lại có một “hơi thở” riêng. Người dân Thái Thụy, Thái Bình thường truyền tai nhau: “Tới Thái Thụy mà chưa thưởng thức nộm sứa coi như chưa về”. Câu mời chào quyến rũ đó khiến du khách thập phương khó lòng chối từ.
Sứa có rất nhiều ở vùng biển Thái Thụy. Thời điểm sứa nổi nhiều nhất vào khoảng tháng 4, tháng 5 hàng năm. Sau khi bắt về, sứa được làm sạch và ướp cùng muối phèn để tạo độ giòn, dai. Sau đó miếng sứa được cắt cẩn thận thành lát mỏng, trần qua nước sôi rồi xếp ra đĩa.
Nộm sứa ngọt mát rất thích hợp ăn vào dịp hè nóng nực. Đĩa sứa được trộn cùng hành tây thái mỏng, lá chanh, mực khô xé nhỏ, rau thơm và lạc rang. Hương vị sứa càng được dậy mùi hơn khi ăn kèm rau kinh giới và bát mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt. Ăn miếng nộm giòn ngon đậm đà càng khiến du khách cảm nhận trọn vẹn hương vị biển mặn mòi nơi đây.
Theo Dân Trí